14 Tháng 2 2025
Hệ Số Phát Thải CO2 Theo IPCC Là Gì? Hệ Số Phát Thải CO2 Theo Các Dạng Năng Lượng
Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì? Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng

Để giảm thiểu phát thải và đạt các mục tiêu môi trường, việc đầu tiên cần làm chính là đo lường lượng carbon mà bạn và doanh nghiệp phát thải. Việc tính toán lượng phát thải CO2 chính là bước đầu tiên để đánh giá tình hình sử dụng năng lượng và tác động đến môi trường của doanh nghiệp. Vậy hệ số phát thải CO2 là gì và nó được tính như thế nào?

 

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì?

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là một chỉ số dùng để đo lường lượng khí thải nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide (CO2), được thải ra khi sản xuất một lượng điện năng nhất định. Một trong những đơn vị phổ biến để biểu thị hệ số phát thải là tấn CO2/MWh điện, hay tấn CO2e/MWh.

Hệ số phát thải CO2 phản ánh mức độ khí CO2 thải ra môi trường tương ứng với mỗi đơn vị năng lượng sản xuất hoặc tiêu thụ. Khi hệ số phát thải Co2 thấp hoặc giảm theo từng năm có nghĩa là lưới điện sử dụng nhiều nguồn năng lượng sạch hơn như điện mặt trời và điện gió, thay vì các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá hay khí đốt, vốn có hệ số phát thải cao hơn.

he-so-phat-thai-khi-nha-kinh-theo-cac-loai-nang-luong-greenyellow-vietnam
Hệ số phát thải khí nhà kính của các loại hình phát điện

 

Hệ số phát thải của lưới điện quốc gia của Việt Nam là bao nhiêu?

Chúng ta đã biết hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì, vậy hệ số phát thải của lưới điện quốc gia của Việt Nam là bao nhiêu? Ở Việt Nam, hệ số phát thải của lưới điện quốc gia sẽ do Cục biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hàng năm. Dưới đây là bảng thống kê hệ số phát thải KNK của lưới điện Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2022

He so phat thai luoi dien Viet Nam GreenYellow Việt Nam | Shift To Profitable Energy
Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam

Hiện tại chưa có thông tin chính thức về dữ liệu mới nhất, tuy nhiên bạn có thể tham khảo bài viết của TS. Lê Hải Hưng – ĐHBK Hà Nội, hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2023 dự tính là 0,6559 tCO2/MWh.

Từ năm 2015 đến năm 2020, nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than và khí đốt được xây dựng đã khiến hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện tăng lên. Tuy nhiên, từ năm 2021, khi điện mặt trời và điện gió bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn hơn, hệ số này đã giảm.

Theo Quy hoạch điện VIII, với mục tiêu giảm dần việc sử dụng các nguồn điện hóa thạch và tiến tới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu Net-Zero vào năm 2050, chúng ta có thể hy vọng rằng hệ số phát thải KNK của lưới điện Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. Điều này đồng nghĩa với việc điện của chúng ta sẽ ngày càng “sạch” hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Năng lượng tái tạo: chìa khóa giảm hệ số phát thải CO2

Dựa trên các dữ liệu về hệ số phát thải CO2 theo IPCC, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió đang chứng minh rõ ràng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí nhà kính này. Một nghiên cứu đánh giá vòng đời (LCA) từ Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Hoa Kỳ (NREL) cho thấy việc chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo có thể giảm đến hàng trăm triệu tấn CO2 mỗi năm, đóng góp đáng kể vào việc làm chậm lại biến đổi khí hậu.

Kết quả này khẳng định rằng năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng sạch nhất khi xét đến toàn bộ vòng đời của nó. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, việc chuyển từ than đá sang các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, là một bước đi thiết yếu trên hành trình hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Sơ đồ so sánh tác động môi trường trong suốt vòng đời của năng lượng mặt trời (PV) và than đá. Nguồn: NREL
Sơ đồ so sánh tác động môi trường trong suốt vòng đời của năng lượng mặt trời (PV) và than đá. Nguồn: NREL

Khai phá tiềm năng xanh với giải pháp năng lượng toàn diện

Sau bài viết này, chúng ta đã biết Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì. Trên hành trình cùng doanh nghiệp hướng tới một tương lai bền vững, GreenYellow tự hào mang đến các giải pháp toàn diện, hỗ trợ chuyển đổi xanh hiệu quả và giảm thiểu khí thải nhà kính. Với gói giải pháp Năng lượng mặt trời toàn diện với vốn 0 đồng, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí điện ngay từ tháng đầu tiên, đồng thời nhận chứng chỉ quốc tế I-REC, khẳng định cam kết sử dụng năng lượng tái tạo của doanh nghiệp.

GreenYellow cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp xuyên suốt vòng đời dự án, từ xây dựng lộ trình giảm phát thải toàn diện, triển khai, cấp phép, đến vận hành và bảo trì hệ thống. Hãy liên hệ ngay để nhận hỗ trợ nhanh chóng về giải pháp năng lượng tối ưu cho doanh nghiệp của bạn!

Based on your interest, you might want to read these articles

Free consultation

    * yêu cầu