Blog

News
pin mặt trời hoạt động như thế nào
Pin mặt trời hoạt động như thế nào? Nguồn điện bền vững cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt từ các phương tiện giao thông điện, việc tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, bền vững là vô cùng cấp thiết. Và mặt trời, ngôi sao gần gũi nhất của chúng ta, chính là câu trả lời cho bài toán năng lượng của tương lai. Cùng tìm hiểu những câu hỏi cơ bản về tế bào quang điện là gì, tấm pin năng lượng mặt trời là gì và pin mặt trời hoạt động như thế nào?

 

Tấm pin năng lượng mặt trời là gì?

Tấm pin năng lượng mặt trời là thiết bị thu năng lượng từ bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành điện năng có thể sử dụng được. Những tế bào quang điện riêng lẻ với kích thước nhỏ sẽ được kết nối điện với nhau, gọi là mô-đun, những mô-đun này đóng gói vào một khung và được gọi là tấm pin năng lượng mặt trời.

Nhờ cấu trúc mô-đun này, các hệ thống năng lượng mặt trời có thể được xây dựng để đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu điện năng, từ nhỏ của các hộ dân đến lớn như trên mái nhà xưởng, thậm chí là trang trại điện mặt trời.

pin mặt trời hoạt động như thế nào

Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời

Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời gồm:

  1. Tế bào quang điện: Như đã giải thích ở phần “Tấm pin năng lượng mặt trời là gì?” các tấm pin này được cấu tạo từ nhiều tế bào quang điện. Các tế bào này thường được làm từ silicon.
  2. Lớp kính bảo vệ: Kính bảo vệ (hay còn gọi là Kính phía trước) là phần nặng nhất của mô-đun quang điện và có chức năng bảo vệ và đảm bảo độ chắc chắn cho toàn bộ mô-đun quang điện, duy trì độ trong suốt cao
  3. Tấm nền: Theo đúng nghĩa đen đây là tấm ở mặt sau để làm nền. Nó được làm từ vật liệu nhựa có chức năng cách điện, bảo vệ và che chắn các tế bào quang điện khỏi thời tiết và độ ẩm.
  4. Lớp EVA (Ethylene Vinyl Acetate) hay còn được gọi là chất kết dính, đóng vai trò như chất kết dính giữa các lớp khác nhau của tấm pin PV. Chúng có khả năng chịu đựng nhiệt độ tốt và có độ bền cực kỳ cao giúp tạo ra một môi trường cách điện và bảo vệ tế bào quang điện khỏi bị ẩm ướt và các tác nhân bên ngoài khác.
  5. Khung pin: Khung thường được làm bằng nhôm và có chức năng đảm bảo độ bền và kết nối thiết thực và an toàn với mô-đun quang điện, giúp dễ dàng lắp đặt trên mái nhà hoặc các vị trí khác.
  6. Hộp nối: Các dây dẫn nối liền các tế bào quang điện với nhau, giúp dẫn điện ra ngoài để sử dụng.

pin mặt trời hoạt động như thế nào

Pin mặt trời hoạt động như thế nào? 

Câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi “pin mặt trời hoạt động như thế nào“chính là dựa trên hiện tượng quang điện hay còn gọi là công nghệ quang điện. Các tấm pin năng lượng mặt trời còn được gọi là tấm pin quang điện (tiếng anh là photovoltaic, viết tắt là PV). Như tên gọi của chúng (photo có nghĩa là “ánh sáng” và voltaic có nghĩa là “điện”), chúng chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng sử dụng công nghệ quang điện (solar photovoltaic).

Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào các tế bào quang điện, năng lượng từ ánh sáng sẽ làm giải phóng các electron trong các nguyên tử của vật liệu bán dẫn trong các tế bào này. Khi các electron này di chuyển tự do, chúng tạo thành dòng điện. Kết quả là, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được chuyển đổi thành điện năng, cung cấp nguồn điện sạch và tái tạo cho gia đình hoặc các công trình sử dụng. Và đó là những kiến thức cơ bản về pin mặt trời hoạt động như thế nào .

Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời 2025

Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững, GreenYellow – đơn vị đầu tư năng lượng mặt trời hàng đầu tại Pháp với hơn 18 năm kinh nghiệm – cung cấp giải pháp toàn diện Năng Lượng Mặt Trời (Solar PPA) , giải pháp đầu tư hệ thống lạnh công nghiệp và hệ thống pin lưu trữ  tại Việt Nam. Gói giải pháp này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia và hưởng lợi từ cơ chế DPPA.

Bên cạnh đó, GreenYellow cũng là đối tác uy tín hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký Chứng minh Chỉ I-REC tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về giảm phát thải carbon. Nếu bạn và doanh nghiệp đang hướng đến các giải pháp về năng lượng mặt trời, xin hãy liên hệ với GreenYellow Việt Nam.

News
hệ thống lạnh công nghiệp là gì
Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp Là Gì? Thành Phần Và Ứng Dụng Của Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp

Chúng ta đã thấy hàng ngày những hệ thống lạnh dân dụng như máy lạnh tại nhà hay hệ thống làm lạnh thương mại như trong siêu thị và trung tâm thương mại. Vậy còn hệ thống lạnh công nghiệp là gì? Hãy cùng GreenYellow tìm hiểu về thành phần cấu tạo và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất.

 

Hệ thống lạnh công nghiệp là gì?

Hệ thống lạnh công nghiệp là hệ thống thiết bị được thiết kế để làm lạnh hoặc duy trì nhiệt độ ổn định trong các quy trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển hàng hóa trong ngành công nghiệp. Điểm khác biệt chính giữa hệ thống làm lạnh công nghiệp và hệ thống lạnh dân dụng là kích thước, công suất và yêu cầu vận hành của thiết bị.

Với những sản phẩm ngày càng hiện đại, hệ thống lạnh công nghiệp không chỉ giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Cấu tạo hệ thống lạnh công nghiệp

hệ thống lạnh công nghiệp là gì

Cấu tạo hệ thống điều hòa công nghiệp bao gồm:

  1. Máy nén khí công nghiệp: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nén khí lạnh, làm tăng áp suất của khí để làm mát. Xem thêm các loại máy nén lạnh tại đây.
  2. Giàn ngưng (Condenser): Là nơi khí lạnh được làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng.
  3. Dàn lạnh (Evaporator): Là bộ phận hấp thụ nhiệt từ không khí xung quanh, làm giảm nhiệt độ không gian cần làm lạnh.
  4. Hệ thống ống dẫn khí (Piping): Chuyển chất lỏng lạnh từ dàn nóng đến dàn lạnh và ngược lại.
  5. Điều khiển và cảm biến nhiệt độ: Giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận hành.
  6. Quạt: Tuần hoàn không khí trong hệ thống

 

Ứng dụng của hệ thống lạnh công nghiệp

Hệ thống lạnh công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm và duy trì sự ổn định trong quá trình sản xuất. Dưới đây là các ứng dụng tiêu biểu của hệ thống lạnh công nghiệp trong một số ngành.

Lĩnh vực y tế và dược phẩm

Trong ngành y tế, hệ thống lạnh công nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo quản thuốc, vaccine và các sản phẩm y tế cần được lưu trữ ở nhiệt độ thấp. Các hệ thống kho lạnh công nghiệphệ thống máy lạnh công nghiệp được sử dụng để duy trì nhiệt độ lý tưởng cho các sản phẩm y tế, giúp đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của chúng.

Lĩnh vực sản phẩm cấp đông

Hệ thống làm lạnh công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong ngành thực phẩm, đặc biệt là trong quá trình cấp đông trái cây hoặc thủy hải sản. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC HCMC), trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy hải sản, chi phí năng lượng, đặc biệt là điện năng xếp thứ 3 và mức tiêu thụ điện cho hệ thống lạnh cấp đông là lớn nhất, chiếm tới 70%.

Vì vậy, những công ty trong lĩnh vực thủy sản sản đông lạnh như CTCP Thủy sản Bạc Liêu đã đầu tư nâng cấp hệ thống lạnh hay công ty Relifoods tìm đến giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất hàng đông lạnh.

 

Chuỗi siêu thị bán lẻ

Trong các siêu thị bán lẻ hay trung tâm thương mại, hệ thống lạnh có nhiều vai trò, không chỉ giúp tạo không khí mát mẻ cho khách hàng mà còn bảo quản thực phẩm đảm bảo rằng hàng hóa không bị hư hỏng và giữ được độ tươi ngon.

Điển hình, Mega Market đã chọn hợp tác với GreenYellow để tối ưu năng lượng, giúp tiết kiệm chi phí điện năng trong 10 năm lên đến 17,153 tỷ VND, giảm thiểu 13.59% lượng điện năng tiêu thụ, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của siêu thị.

Các lĩnh vực khác

Hệ thống lạnh công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các trung tâm dữ liệu (data center) yêu cầu môi trường mát mẻ để duy trì hoạt động ổn định của các thiết bị điện tử. Ngành hóa chất cũng sử dụng hệ thống làm lạnh công nghiệp để kiểm soát nhiệt độ trong các quy trình sản xuất, ngăn ngừa tình trạng phản ứng hóa học không kiểm soát được do nhiệt độ quá cao.

Vậy là bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn hệ thống lạnh công nghiệp là gì, các bộ phận của hệ thống cũng như ứng dụng của nó trong các ngành nghề. Việc nắm bắt vai trò quan trọng của hệ thống sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu hóa chi phí vận hành và sản xuất.

Với 17 năm kinh nghiệm đầu tư trên toàn cầu, GreenYellow đã nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của khách hàng trong nhiều năm qua, trở thành đối tác hàng đầu trong các dự án thay mới máy nén, nâng cấp hệ thống lạnh trên thị trường Việt Nam. GreenYellow cam kết mang đến phương án tài chính toàn diện, giúp doanh nghiệp yên tâm tối ưu hóa nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh chính, trong khi chúng tôi quản lý các vấn đề năng lượng của bạn.

Liên hệ với GreenYellow Việt Nam để được hỗ trợ thông tin chi tiết nhất miễn phí!

 

News
giải pháp lưu trữ năng lượng
Giải Pháp Lưu Trữ Năng Lượng: Cách Đầu Tư Thông Minh Cho Lợi Nhuận Tối Đa

Với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) và các biến động về giá điện đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc ứng dụng các giải pháp lưu trữ năng lượng. Về giá điện, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến 2024, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện tăng giá điện tổng cộng 12,5% trong vòng chưa đầy 18 tháng. Vậy, đầu tư giải pháp lưu trữ năng lượng như thế nào cho hiệu quả?

3 Lợi ích khi đầu tư giải pháp lưu trữ năng lượng

Khi các thách thức về duy trì sự ổn định của lưới điện ngày càng gia tăng, nhu cầu về giải pháp lưu trữ năng lượng để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng điện cũng trở nên cấp thiết. Đầu tư vào hệ thống lưu trữ năng lượng là một chiến lược thông minh, giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận trong một thị trường năng lượng đầy biến động.

Hệ thống BESS (Battery Energy Storage System) cho phép lưu trữ năng lượng vào những thời điểm điện giá rẻ và sử dụng nó vào những giờ cao điểm khi giá điện tăng cao. Điều này không chỉ giúp giảm đáng kể chi phí vận hành cho doanh nghiệp, mà còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế lâu dài.

dau tu giai phap luu tru nang luong nhu the nao 2 GreenYellow Việt Nam | Shift To Profitable Energy

Đầu tư giải pháp lưu trữ năng lượng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Có hai hình thức đầu tư phổ biến để đầu tư hệ thống BESS: thứ nhất là bạn sẽ tự thực hiện thông qua các nhà thầu lắp đặt, thứ hai là hợp tác với đơn vị đầu tư năng lượng toàn diện như GreenYellow.

1. Tự đầu tư

Với hình thức tự đầu tư, bạn sẽ tự kiểm soát dự án từ khâu chọn thiết bị, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì. Chi phí đầu tư hệ thống lưu trữ năng lượng lớn, trong quá trình lắp đặt yêu cầu đơn vị thi công phải có chuyên môn và am hiểu về kỹ thuật hệ thống. Vì vậy, việc tìm kiếm được các đơn vị uy tín và phù hợp mất nhiều thời gian và chi phí.

2. Hợp tác với đơn vị cung cấp dịch vụ về năng lượng

Hình thức thứ 2 là hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ toàn diện về năng lượng, những đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ năng lượng với chi phí vốn 0 đồng. Trong mô hình này, toàn bộ thiết bị hệ thống, việc thiết kế lựa chọn, lắp đặt, vận hành và bảo trì được bảo đảm bởi một bên thứ ba theo các thỏa thuận hợp đồng và vẫn phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của bạn. Mô hình này có phần tương tự như mô hình lắp đặt điện mặt trời thông qua đơn vị đầu tư.

Đầu tư thông qua đơn vị cung cấp giải pháp năng lượng toàn diện sẽ loại bỏ những áp lực về chi phí và kỹ thuật, cũng như vấn đề vận hành, đảm bảo hiệu suất hệ thống và bảo trì. Đây được xem là giải pháp mang lại sự linh hoạt về tài chính cho doanh nghiệp của bạn. Doanh nghiệp sẽ tập trung vốn và nguồn lực vào hoạt động kinh doanh cốt lõi thay cho những khoản chi phí lớn để tự đầu tư hệ thống BESS.

Xem thêm: Giải Pháp cho Xu Hướng Năng Lượng Xanh tại Việt Nam

Giải pháp lưu trữ năng lượng tích hợp hệ thống điện mặt trời

giải pháp lưu trữ năng lượng

GreenYellow đã phát triển giải pháp Lưu trữ năng lượng và đang triển khai thí điểm các dự án đầu tiên tại Việt Nam. GreenYellow đồng hành cùng bạn trong quá trình chuyển đổi năng lượng với các giải pháp Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) tiên tiến và toàn diện, được thiết kế phù hợp với nhu cầu của bạn.

Với mô hình Battery as a Service (BaaS) và Hợp đồng mua bán điện (PPA) được tài trợ 100% vốn đầu tư ban đầu, bạn có thể lưu trữ lượng điện dư thừa từ hệ thống điện mặt trời (hoặc các nguồn sản xuất khác) và tối ưu chiến lược sử dụng năng lượng. Khi làm việc cùng với GreenYellow, khách hàng sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí năng lượng, thoải mái tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong khi chúng tôi đảm bảo mọi bước thực hiện đều được hoàn thiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả từ thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống.

Liên hệ với GreenYellow Việt Nam để khám phá tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp của bạn.

News
Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì? Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng
Hệ Số Phát Thải CO2 Theo IPCC Là Gì? Hệ Số Phát Thải CO2 Theo Các Dạng Năng Lượng

Để giảm thiểu phát thải và đạt các mục tiêu môi trường, việc đầu tiên cần làm chính là đo lường lượng carbon mà bạn và doanh nghiệp phát thải. Việc tính toán lượng phát thải CO2 chính là bước đầu tiên để đánh giá tình hình sử dụng năng lượng và tác động đến môi trường của doanh nghiệp. Vậy hệ số phát thải CO2 là gì và nó được tính như thế nào?

 

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì?

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là một chỉ số dùng để đo lường lượng khí thải nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide (CO2), được thải ra khi sản xuất một lượng điện năng nhất định. Một trong những đơn vị phổ biến để biểu thị hệ số phát thải là tấn CO2/MWh điện, hay tấn CO2e/MWh.

Hệ số phát thải CO2 phản ánh mức độ khí CO2 thải ra môi trường tương ứng với mỗi đơn vị năng lượng sản xuất hoặc tiêu thụ. Khi hệ số phát thải Co2 thấp hoặc giảm theo từng năm có nghĩa là lưới điện sử dụng nhiều nguồn năng lượng sạch hơn như điện mặt trời và điện gió, thay vì các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá hay khí đốt, vốn có hệ số phát thải cao hơn.

he-so-phat-thai-khi-nha-kinh-theo-cac-loai-nang-luong-greenyellow-vietnam
Hệ số phát thải khí nhà kính của các loại hình phát điện

 

Hệ số phát thải của lưới điện quốc gia của Việt Nam là bao nhiêu?

Chúng ta đã biết hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì, vậy hệ số phát thải của lưới điện quốc gia của Việt Nam là bao nhiêu? Ở Việt Nam, hệ số phát thải của lưới điện quốc gia sẽ do Cục biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hàng năm. Dưới đây là bảng thống kê hệ số phát thải KNK của lưới điện Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2022

He so phat thai luoi dien Viet Nam GreenYellow Việt Nam | Shift To Profitable Energy
Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam

Hiện tại chưa có thông tin chính thức về dữ liệu mới nhất, tuy nhiên bạn có thể tham khảo bài viết của TS. Lê Hải Hưng – ĐHBK Hà Nội, hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2023 dự tính là 0,6559 tCO2/MWh.

Từ năm 2015 đến năm 2020, nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than và khí đốt được xây dựng đã khiến hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện tăng lên. Tuy nhiên, từ năm 2021, khi điện mặt trời và điện gió bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn hơn, hệ số này đã giảm.

Theo Quy hoạch điện VIII, với mục tiêu giảm dần việc sử dụng các nguồn điện hóa thạch và tiến tới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu Net-Zero vào năm 2050, chúng ta có thể hy vọng rằng hệ số phát thải KNK của lưới điện Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. Điều này đồng nghĩa với việc điện của chúng ta sẽ ngày càng “sạch” hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Năng lượng tái tạo: chìa khóa giảm hệ số phát thải CO2

Dựa trên các dữ liệu về hệ số phát thải CO2 theo IPCC, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió đang chứng minh rõ ràng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí nhà kính này. Một nghiên cứu đánh giá vòng đời (LCA) từ Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Hoa Kỳ (NREL) cho thấy việc chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo có thể giảm đến hàng trăm triệu tấn CO2 mỗi năm, đóng góp đáng kể vào việc làm chậm lại biến đổi khí hậu.

Kết quả này khẳng định rằng năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng sạch nhất khi xét đến toàn bộ vòng đời của nó. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, việc chuyển từ than đá sang các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, là một bước đi thiết yếu trên hành trình hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Sơ đồ so sánh tác động môi trường trong suốt vòng đời của năng lượng mặt trời (PV) và than đá. Nguồn: NREL
Sơ đồ so sánh tác động môi trường trong suốt vòng đời của năng lượng mặt trời (PV) và than đá. Nguồn: NREL

Khai phá tiềm năng xanh với giải pháp năng lượng toàn diện

Sau bài viết này, chúng ta đã biết Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là gì. Trên hành trình cùng doanh nghiệp hướng tới một tương lai bền vững, GreenYellow tự hào mang đến các giải pháp toàn diện, hỗ trợ chuyển đổi xanh hiệu quả và giảm thiểu khí thải nhà kính. Với gói giải pháp Năng lượng mặt trời toàn diện với vốn 0 đồng, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí điện ngay từ tháng đầu tiên, đồng thời nhận chứng chỉ quốc tế I-REC, khẳng định cam kết sử dụng năng lượng tái tạo của doanh nghiệp.

GreenYellow cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp xuyên suốt vòng đời dự án, từ xây dựng lộ trình giảm phát thải toàn diện, triển khai, cấp phép, đến vận hành và bảo trì hệ thống. Hãy liên hệ ngay để nhận hỗ trợ nhanh chóng về giải pháp năng lượng tối ưu cho doanh nghiệp của bạn!

News
loi-ich-cua-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-tai-viet-nam-greenyellow
5 Lợi Ích Vượt Trội Của Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Ngày nay, người tiêu dùng, nhà cung cấp và các đối tác không chỉ quan tâm đến giá tiền sản phẩm mà còn đánh giá doanh nghiệp qua những cam kết trách nhiệm xã hội (CSR). Trong bài viết trước ta đã tìm hiểu về vai trò của hoạt động CSR trong doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ được những lợi thế nổi bật nào? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bài viết này.

Các hoạt động CSR bao gồm những gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (gọi tắt là CSR) bao gồm các hoạt động nhằm đóng góp tích cực cho cộng đồng, bảo vệ môi trường, và đảm bảo phúc lợi xã hội. Về cộng đồng có các hoạt động như doanh nghiệp hỗ trợ các dự án từ thiện, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống cho những nhóm yếu thế và xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học và bệnh viện.
Về xã hội, doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho người lao động với môi trường làm việc an toàn và công bằng, đồng thời tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp qua các chương trình đào tạo. Doanh nghiệp cũng chú trọng đến các sáng kiến hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.
Về môi trường, doanh nghiệp cam kết giảm thiểu khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo và tái chế để bảo vệ hệ sinh thái, đồng thời triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng, góp phần vào sự phát triển bền vững. 

Những hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR

Lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:

  1. Tăng cường uy tín và hình ảnh thương hiệu xanh

Thực hiện các hoạt động CSR giúp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu tại thị trường địa phương và quốc tế. Những cam kết về bảo vệ môi trường và cộng đồng của bạn cũng sẽ giúp tạo dựng niềm tin vững chắc từ khách hàng và đối tác, từ đó giúp cải thiện khả năng cạnh tranh.

Xem thêm: Cam kết CSR của GreenYellow Việt Nam

  1. Thu hút và giữ chân nhân tài

Nguồn nhân lực trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến mức lương mà còn tìm kiếm những công ty có tầm nhìn dài hạn, trách nhiệm xã hội rõ ràng. Doanh nghiệp thực hiện CSR sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ứng viên tài năng và giữ chân nhân viên lâu dài.

  1. Thắt chặt mối quan hệ với chính quyền và cộng đồng

Đây là một lợi ích nổi trội nhất trong danh sách những lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam nếu thực hiện các chiến lược CSR thích hợp sẽ giúp cải thiện quan hệ với chính quyền địa phương và cộng đồng, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

  1. Thúc đẩy cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường

Thực hiện các chương trình CSR giúp doanh nghiệp của bạn mở rộng cơ hội hợp tác với các đối tác chiến lược. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng dễ dàng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới với các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị xã hội cao.

  1. Đảm bảo nguồn tài chính doanh nghiệp

Các công ty có thực hiện các hoạt động CSR thường thu hút nhà đầu tư và trở thành lựa chọn đầu tư an toàn trong mắt nhà đầu tư. Bản sắc doanh nghiệp được xây dựng thông qua các hoạt động CSR hiệu quả cũng góp phần tạo ra nền tảng uy tín và thúc đẩy sự tin tưởng với các nhà đầu tư.

 

Tạo dựng tương lai bền vững nhờ CSR

Lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là vừa mang đến giá trị kinh tế, vừa khẳng định vai trò tích cực của doanh nghiệp trong xã hội. Với sự đồng hành của GreenYellow, doanh nghiệp của bạn sẽ thành công và hiệu quả đạt được các lợi ích trên khi thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến bảo vệ môi trường.

Các giải pháp năng lượng toàn diện không cần vốn đầu tư ban đầu của chúng tôi sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm chi phí hoạt động mà còn đạt được chứng chỉ quốc tế I-REC chứng minh sử dụng nguồn năng lượng sạch, nâng tầm doanh nghiệp xanh. Liên hệ GreenYellow Việt Nam để biết thêm chi tiết.

 

News
5 Bước Giúp Chuỗi Siêu Thị Sử Dụng Điện Tiết Kiệm Và Hiệu Quả
5 Bước Giúp Chuỗi Siêu Thị Sử Dụng Điện Tiết Kiệm Và Hiệu Quả

Giá điện tiếp tục leo thang và áp lực chi phí ngày càng đè nặng lên các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các chuỗi siêu thị bán lẻ tại Việt Nam. Vì vậy bạn cần nhanh chóng tìm ra những giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho chuỗi siêu thị của bạn. Sau bài viết này, chuỗi siêu thị của bạn không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm 2024!

Sau đây là 5 bước giúp chuỗi siêu thị sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả:

1. Kiểm toán năng lượng

Kiểm toán năng lượng là bước cơ bản nhưng rất quan trọng và không thể bỏ qua. Tìm hiểu việc sử dụng điện hiện tại như phân tích mức tiêu thụ và xác định rõ các nguồn tiêu hao nhiều năng lượng sẽ giúp chúng ta xác định những giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp. Khi làm việc với các chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam, GreenYellow nhận thấy có 3 hệ thống tiêu thụ nhiều điện năng: Hệ thống làm lạnh, Hệ thống điều hòa không khí (HVAC) và Hệ thống chiếu sáng.

2. Nâng cấp hệ thống làm lạnh

Một trong những nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất của các chuỗi siêu thị chính là hệ thống làm lạnh, cấp đông. Vì vậy, GreenYellow khuyến nghị việc nâng cấp định kì các thiết bị làm lạnh để tối ưu hóa hiệu suất và giảm điện năng tiêu thụ. Khi sử dụng thiết bị với công nghệ mới, hệ thống làm lạnh sẽ đạt được hiệu quả cao, đảm bảo tiết kiệm chi phí năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường.
Gần đây, GreenYellow đã thực hiện dự án Nâng Cấp Hệ Thống Làm Lạnh cho Công ty Cổ phần Thủy Sản Bạc Liêu, bao gồm thay mới máy nén lạnh, dây – máng điện và 1 số thiết bị cũ hoạt động kém. Dự án nâng cấp này đã giúp Công ty thủy sản Bạc Liêu giải quyết bài toán tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính khi giảm điện năng tiêu thụ khoảng 1MWh và giảm phát thải 1 tấn CO2 mỗi năm.

3. Cải tiến hệ thống điều hòa không khí HVAC

Hệ thống điều hòa không khí hay còn gọi là HVAC đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì bầu không khí thoải mái trong siêu thị. Cải tiến hệ thống HVAC bằng cách thay mới trang thiết bị, sử dụng các thiết bị thông minh, tiên tiến để điều tiết nhiệt độ và đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả năng lượng sẽ giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ và tối ưu hóa hoạt động.
Trong một dự án Tối ưu năng lượng với chuỗi bán lẻ Mega Market, GreenYellow đã thực hiện Cải tiến hệ thống HVAC với việc Thay mới dàn ngưng tụ (CDU) và hệ thống xử lý không khí (AHUs). Dàn ngưng tụ mới hoạt động với các bộ phận hiệu quả hơn giúp hệ thống đạt được hiệu suất tương đương với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng.

4. Thay mới hệ thống chiếu sáng

Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cho không gian rộng như các chuỗi bán lẻ, ngoài thiết kế ánh sáng phù hợp với từng khu vực hàng hóa, chúng ta cần chú ý về tính tiết kiệm điện – hiệu quả chiếu sáng. GreenYellow đề xuất thay mới hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED nhằm giảm điện năng tiêu thụ, giảm bảo trì và thân thiện với môi trường.

5. Sử dụng hệ thống quản lý năng lượng

Cuối cùng, để đảm bảo sự hiệu quả và tiết kiệm năng lượng liên tục, chuỗi siêu thị nên đầu tư vào hệ thống quản lý năng lượng. Thông qua quản lý năng lượng, bạn hiểu rõ hơn về mức tiêu thụ điện năng tại nhà máy của mình tại thời gian thực, giúp sớm xác định các vấn đề về điện, từ đó giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả sử dụng điện.

Dành riêng cho Chuỗi siêu thị – Giải pháp Tối ưu Năng lượng toàn diện từ GreenYellow

Với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tối ưu Năng lượng, GreenYellow tự hào là chuyên gia cung cấp các giải pháp toàn diện giúp giảm chi phí năng lượng, tối ưu hóa thiết bị và giảm thiểu dấu chân carbon cho khách hàng mà không cần vốn đầu tư. Quy trình của GreenYellow được thực hiện bài bản, bao gồm kiểm toán năng lượng chi tiết để xác định giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp và thực hiện tối ưu hóa, đổi mới thiết bị của bạn với chi phí đầu tư 0 đồng.

GreenYellow cung cấp cho khách hàng Hệ thống giám sát/Quản lý năng lượng để truy cập trực tiếp vào thông tin hiệu suất của hệ thống một cách thuận tiện. Thêm vào đó, trong thời gian thực hiện dự án, GreenYellow liên tục theo dõi mức tiêu thụ năng lượng và hiệu suất thiết bị để đảm bảo hiệu suất và cam kết chia sẻ lợi nhuận tiết kiệm được.

Free consultation

    * yêu cầu